Nguyên Liệu & vật liệu, Gỗ công nghiệp

Gỗ MDF là gỗ gì? ứng dụng của MDF trong nội thất

Gỗ MDF là gỗ gì? ứng dụng của MDF trong nội thất

Gỗ MDF

Gỗ MDF được khá nhiều người dùng nhóm phổ thông ưa chuộng và lựa chọn sử dụng. Vừa giúp giảm thiểu tác động đến môi trường rừng vừa đáp ứng được nhu cầu giá rẻ cho người dùng. Vậy chính xác gỗ MDF là gì? Loại vật liệu này có ứng dụng như thế nào? Hãy xem qua bài viết dưới đây của tongkhohang để hiểu hơn về chất liệu này, qua đó lựa chọn được sản phẩm nội thất phù hợp cho không gian nhà ở của mình.

1. Gỗ MDF là gì?

  • MDF là viết tắt của từ Medium Density Fiberboard, dịch ra nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Trong thực tế, MDF còn là tên gọi chung ba loại sản phẩm khác nhau thuộc ván ép bột sợi. Đây là những sản phẩm ván sợi có độ nén chặt cao cùng tỷ trọng trung bình. Người ta dựa trên thông số cơ vật lý, thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt để phân biệt chúng.

 

Gỗ MDF

Gỗ MDF có nhiều loại và có ưu nhược điểm khác nhau

  • Cấu tạo cơ bản của một tấm ván ép MDF bao gồm: bột sợi gỗ nhỏ (75%), chất kết dính (10-15%), và dưới 1% là các chất phụ gia khác như chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc, chống trầy xước, chống ẩm), paraffin wax, bột độn vô cơ. Ngoài ra, tuỳ nhà sản xuất mà có thể thêm một số thành phần gỗ cứng. Các thành phần được nén ép dưới áp lực đạt tỷ trọng từ 680 – 840 kg/m3.

2. Gỗ MDF có mấy loại?

  • Dựa vào quy trình sản xuất mà ta gỗ MDF có thể được chia làm 3 loại gồm: MDF thường, MDF lõi xanh chống ẩm và ván gỗ MDF chống cháy. 

2.1 Ván gỗ MDF thông thường:

  • Phổ biến nhất là loại gỗ tấm MDF thường. Tất cả những tấm ván ép này với đặc điểm dễ nhận biết là có màu trắng đục tự nhiên của gỗ. Loại này được sử dụng rộng rãi vì giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng.

2.2 Gỗ MDF lõi xanh (chống ẩm):

  • Gỗ MDF lõi xanh sẽ được tăng thành phần sáp hoặc keo chịu ẩm để đáp ứng được khả năng chịu nước cho vật liệu. Một yếu tố quan trọng nữa để tạo nên khả năng chịu nước tốt cho loại ván gỗ công nghiệp này là lực nén ép cao. Lực nén ép càng cao thì tỷ lệ gỗ ép càng đặc, khoảng trống càng ít sẽ hạn chế nước xâm nhập thường được lắp đặt ở những nơi có khả năng tiếp xúc thường xuyên với nước như tủ bếp, cửa nhà tắm, cửa nhà vệ sinh,… 

2.3 Gỗ công nghiệp MDF chống cháy:

  • Với loại gỗ công nghiệp mdf chống cháy, ngoài thành phần cấu tạo cơ bản của tấm gỗ công nghiệp MDF còn được thêm các phụ gia chống cháy vào để làm giảm khả năng bắt lửa và cháy lan của vật liệu. Thực tế, gỗ công nghiệp MDF chống cháy không thể hoàn toàn chống cháy mà chỉ làm giảm khả năng bắt lửa, giảm khói độc phát ra kéo dài thời gian cho người dùng kịp thoát ra ngoài. 

Xem thêm: Gỗ công nghiệp là gỗ gì? 7 loại gỗ công nghiệp và ưu nhược điểm của chúng.

3. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của gỗ MDF

3.1 Các tiêu chuẩn khí thải.

  • Gỗ MDF có nhiều tiêu chuẩn như E2, E1, E0, Carb P2. Tùy vào từng thị trường khu vực mà yêu cầu tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ thị trường nội địa và một số nước Đông Nam Á chỉ cần tiêu chuẩn E2, thị trường Hàn Quốc, khu vực Tây Á…yêu cầu tiêu chuẩn E1, E0, thị trường Eu, Mỹ yêu cầu tiêu chuẩn cao cấp Carb P2.
  • Sự khác biệt chính trong các tiêu chuẩn chính là nồng độ keo formaldehyde trong cốt ván. Formaldehyde là keo kết dính có mùi cay xốc và khó ngửi, thành phần rất quan trọng tạo nên tấm gỗ mdf. Formaldehyde là hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người, gây ra bệnh cho da, mắt, đường hô hấp hay ung thư. Nồng độ formaldehyde thấp sẽ giảm thiêu tối đa nguy cơ gây bệnh ảnh hưởng sức khỏe nhà sản xuất và tiêu dùng. 

3.2 Các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản để đánh giá chất lượng

  • Có rất nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh giá chất lượng của sản phẩm, tuy nhiên hiện tại người ta lấy tỷ trọng của sản phẩm để đánh giá và so sánh chất lượng. Thông thường, tỷ trọng ván được đo lường trong điều kiện không khí khô trong khi khối lượng và thể tích gỗ được đo trong môi trường có độ ẩm từ 12 – 15%. Tỷ trọng ván cũng thường được tính bằng cách đo khối lượng khô của tấm ván và đo thể tích ở điểm bão hòa về độ ẩm (khoảng 30%).

4. Ưu nhược điểm của gỗ MDF

  • Gỗ MDF có chất lượng tốt và được nhiều người đánh giá cao bởi sở hữu các ưu điểm như:

4.1 Ưu điểm 

  • Rất thích hợp với khí hậu ở nước ta, nhờ ưu điểm không bị cong vênh, hoặc mối mọt hay co ngót sau thời gian dài sử dụng.
  • Bề mặt phẳng, nhẵn nên rất thuận lợi trong việc gia công.
  • Được tạo bởi cành cây hoặc gỗ vụn nên vô cùng thân thiện với môi trường và tiết kiệm được các nguồn gỗ có trong tự nhiên.
  • Có thể kết hợp với các loại vật liệu khác dễ dàng bằng cách sơn hoặc dán lên. Để nâng cao thêm tính thẩm mỹ nên kết hợp cùng Veneer, Melamine, Laminate, Acrylic,…
  • Trên thị trường, số lượng gỗ MDF rất lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
  • So với gỗ tự nhiên thì MDF có giá thành tương đối rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế nhiều gia đình. Thế nhưng không vì thế mà chất lượng không đảm bảo.
  • Bên cạnh đó, vì bề mặt không có hạt nên ván gỗ MDF thời gian gia công rất nhanh chóng.

4.2 Nhược điểm

  • So với các loại gỗ tự nhiên khác thì gỗ MDF chỉ cứng chứ không có được độ dẻo dai.
  • Do kết cấu nên gỗ MDF rất dễ bị thấm nước.
  • Ngoài ra, không thể chạm khắc, tạo hình như những các loại gỗ tự nhiên.
  • Nếu muốn làm các sản phẩm có độ dày thì cần phải ghép nhiều miếng lại với nhau.
  • So với mặt bằng chung thì loại gỗ này không có độ bền, dễ bị móp méo bề mặt khi va đập.

5. Ứng dụng của gỗ MDF trong cuộc sống

  • Gỗ công nghiệp MDF có thể được xem là loại vật liệu phổ biến không thể thiếu trong nhiều công trình. Với nhiều ưu điểm phổ thông nên loại gỗ này được sử dụng rất rộng rãi. Có thể dùng làm cửa chống cháy cho các tòa nhà văn phòng, nhà ở, khách sạn; dùng làm đồ nội thất hoặc ở các trường học, bệnh như tủ, bàn, ghế,… thông dụng. Bền, rẻ, có nhiều kiểu trang trí đẹp mắt. Do vậy, không có lý do gì mà bạn không cân nhắc các đồ vật được làm từ gỗ MDF.

 

Phòng khách gỗ công nghiệp

Phòng khách gỗ công nghiệp

  • Với vẻ đẹp hiện đại và trẻ trung, nội thất từ gỗ MDF mang đến không gian sống lung linh và đẹp mắt. Với đa dạng các kiểu dáng và màu sắc, gỗ MDF cho phép việc tùy chỉnh và thiết kế theo ý muốn để tạo ra những món đồ nội thất độc đáo.

6. Tại sao có sự chênh lệch giá giữa hai sản phẩm gỗ MDF

  • Các chuyên gia trong ngành cho biết, có nhiều cách để giảm giá thành sản phẩm, phổ biến là giảm tỷ trọng gỗ/m³ thành phẩm, giảm độ dày (chẳng hạn, sản phẩm MDF 17mm nhưng thực chất giảm xuống còn 16,7mm hoặc 16,5mm; MDF 8mm còn 7,5mm; …). Thậm chí, đối với sản phẩm MDF chống ẩm, màu xanh (lõi xanh) vốn dĩ là màu sắc chỉ mang tính nhận diện sản phẩm, thực chất MDF có đặc tính chống ẩm hay không là ở thành phần
  • Ngoài ra, ở những sản phẩm này, nồng độ formaldehyde không được kiểm soát theo tiêu chuẩn quy định sẽ gây hại đến an toàn sức khoẻ cho người sử dụng.
  • Để biết chính xác về các loại gỗ MDF và giá cả của từng loại, quý khách có nhu cầu mua gỗ nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được báo giá chính xác và tư vấn lựa chọn gỗ phù hợp với mục đích sản xuất của khách hàng để không bị lãng phí nguyên liệu và giúp khách hàng có lợi nhuận.

7. Lời kết 

  • Bài viết đã chia sẻ và giải đáp gỗ MDF là gì? Và những ứng dụng, ưu khuyết điểm của loại gỗ công nghiệp  này. Hi vọng qua bài viết trên quý khách có thêm kiến thức bổ ích về loại gỗ công nghiệp này, từ đó có sự lựa chọn chính xác phù hợp với nhu cầu của bản thân. 
  • Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ Công nghiệp, hãy liên hệ đến chúng tôi qua Hotline: 0376 487 399 (Mr Tuấn) để được tư vấn cụ thể nhất.

 

0/5 (0 Reviews)
Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé

Bài xem nhiều

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Shop
0 items Cart
My account