Nguyên Liệu & vật liệu, Gỗ tự nhiên

Gỗ Tứ Thiết là gỗ gì?

Gỗ Tứ Thiết là gỗ gì?

Cây gỗ Sến

Từ xa xưa, gỗ quý đã luôn được trân trọng và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ xây dựng nhà cửa đến chế tác đồ dùng nội thất và trang trí. Trong số đó,4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam nổi bật lên bởi vẻ đẹp độc đáo, độ bền vượt trội và giá trị kinh tế cao. Trong bài viết dưới đây, tongkhohang sẽ gửi đến bạn đọc thông tin về nhóm gỗ Tứ Thiết, đặc điểm, ứng dụng cũng như giá thành mới nhất hiện nay. Mời các bạn cùng xem.

1.Gỗ Tứ thiết là gỗ gì?

  • Gỗ tứ thiết là một loại gỗ quý hiếm, được xếp vào nhóm gỗ có giá trị cao nhất. Nó có đặc tính cứng, chịu mài mòn tốt, độ bền cao và có màu sắc đặc trưng. Đặc biệt, gỗ không hề bị mối mọt xâm nhập, có tuổi thọ cao.
  • Gỗ tứ thiết có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ xây dựng, sản xuất đồ nội thất, trang trí, đồ chơi trẻ em cho đến sản xuất đồ dùng y tế. Nhờ vào đặc tính chịu mài mòn tốt và độ bền cao, gỗ tứ thiết được sử dụng để làm những sản phẩm có tính chất bền vững và đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong thời gian dài.
Cây gỗ Sến

Cây gỗ Sến

2. 4 loại gỗ tứ thiết của Việt Nam

2.1 Gỗ Đinh 

  • Đứng đầu trong bảng nhóm gỗ quý và thuộc nhóm “tứ thiết” chính là gỗ đinh. Cây gỗ đinh có tên khoa học là Markhamia stipulata Seem, thuộc chùm ớt Hoa môi. Ở Việt Nam, gỗ đinh sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở khu vực núi cao tại các tỉnh Phú Thọ,  Lạng Sơn, Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
  • Cây gỗ đinh cao khoảng 10m – 25m với đường kính từ 60cm đến 80cm. Vỏ cây có màu xám và cành cây có lông. Quả cây đinh nang, dẹt, có lông. Hoa nở từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa quả từ tháng 3 đến tháng 5.
  • Gỗ đinh là loại sinh trưởng rất chậm với đặc điểm gỗ nặng, chắc, bề mặt đanh mịn.  Tính chất đặc biệt của gỗ đinh bao gồm độ bền cao, khả năng chống mối mọt và chống cong vênh. Nhờ những tính chất đặc biệt này, gỗ đinh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Trong dòng đinh hiện tại có các loại cây gỗ đinh đó là:
    • Đinh thối:
      • Đinh thối có tên khoa học là Fernandoa brillettii Dop, thuộc học Fernandoa. Cây gỗ lớn thường xanh có chiều cao trung bình từ 20cm đến 30cm, đường kính 0.5m – 1.3m. Gỗ đinh thối có vỏ màu xám tro bong mảng, có nhiều lớp mỏng lớp trong màu nâu vàng. Lá kép hình lông chim mọc đối, dài 40cm – 45cm. Tháng 4 và tháng 5 là mùa hoa đinh nở với hương thơm dịu nhẹ và rất đẹp mắt. Hoa tự xim viên chùy ở đầu cành, hoa to, thưa, lưỡng tính. Quả đinh thối nhọn, hình trụ, dài khoảng 40cm, rộng 2cm – 3cm. Mùa quả bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11.
      • Gỗ Đinh thối bền, chắc, không bị mối mọt tấn công. Vì khả năng chống cong vênh, co ngót nên gỗ được ưa chuộng trong ngành đóng đồ nội thất, làm nhà ở, đóng tàu thuyền.
      • Hiện nay cây đinh thối còn lại trong tự nhiên rất ít. Vì thế, ngành lâm nghiệp đang cố gắng nhân giống và phát triển loại cây này để bảo tồn nguồn gen bản địa quý của Việt Nam.
    • Đinh cà ná
      • Đinh cà ná có tên khoa học là Markhamia stipulata var.canaense. Hiện nay, tìm thấy loài cây này sinh trưởng chủ yếu ở Cà Ná Ninh Thuận. Cây có ống tràng dài, quả nang ngắn và lá chét ít. Mùa ra hoa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 6 và quả diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9.
    • Đinh lá bẹ
      • Đinh lá bẹ có tên khoa học là Markhami stipulata var.pierrei. Cây ra hoa từ tháng 10 đến tháng 5 và mùa quả từ tháng 2 đến tháng 11. Quả dài 20cm – 47cm như quả đỗ. Gỗ đinh lá bẹ có màu trắng, nặng, chắc chắn, không bị mối mọt, bề mặt mịn, đường vân đẹp dùng làm đồ nội thất xuất khẩu.
  • Ưu điểm và nhược điểm của gỗ đinh
    • Ưu điểm:
      • Độ bền cao: Gỗ đinh có độ bền cao, khả năng chịu được mọi áp lực và tác động lớn.
      • Khả năng chống mối mọt: Gỗ đinh có khả năng chống mối mọt tốt, giúp bảo vệ sản phẩm bền lâu hơn.
      • Khả năng chống cong vênh: Gỗ đinh có khả năng chống cong vênh, giúp sản phẩm không bị biến dạng sau thời gian sử dụng.
    • Nhược điểm:
      • Giá thành đắt đỏ: Gỗ đinh là loại gỗ quý hiếm, giá thành đắt đỏ hơn so với nhiều loại gỗ khác.
      • Có khả năng gây kích ứng da: Nếu tiếp xúc với gỗ đinh quá lâu, có thể gây kích ứng da ở một số người
  • Ứng dụng của gỗ đinh
    • Trong sản xuất đồ nội thất:
      • Gỗ đinh được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất cao cấp như giường, tủ, kệ sách, bàn làm việc với màu sắc đẹp mắt, tinh tế, sang trọng.
    • Trang trí nội thất:
      • Gỗ đinh còn được sử dụng để trang trí nội thất, tạo nên không gian đẹp mắt, sang trọng, đầy phong cách.
    • Sản xuất đồ chơi và thủ công mỹ nghệ:
      • Gỗ đinh được sử dụng để sản xuất các sản phẩm đồ chơi và thủ công mỹ nghệ như búp bê, đồ chơi gỗ, các sản phẩm trang trí như khung ảnh, chân đèn, đồ trang trí bàn, tượng đài…

2.2 Gỗ Lim

  • Cây gỗ lim thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài Erythrophleum fordii. Mỗi cây cao trung bình 30m. Thân gỗ thẳng, vỏ gỗ màu nâu với các nốt sần, bong tróc. Hoa gỗ lim chùm kép, quả thuôn.
  • Vì đặc điểm chắc, cứng, bền và nặng nên gỗ lim được dùng trong kiến trúc như làm cột, kèo, xà cũng như các kiến trúc trong xây dựng theo lối cổ. Các công trình thủy lợi như cầu cống, đóng tàu thuyền, làm ván sàn, tà vẹt, đóng đồ trang trí trong nhà cũng ứng dụng loại gỗ quý này.
  • Tuy nhiên, gỗ lim không được sử dụng để làm đồ gia dụng vì 2 lý do sau;
    • Gỗ có độc tố: Gỗ lim gây ra hiện tượng hắt hơi, mẩn ngứa trong quá trình thi công, sản xuất.
    • Yếu tố tâm linh: Gỗ lim quý thường được dùng trong các công trình như đình, chùa hay các công trình tôn giáo. Những công trình trên bị phá hủy sẽ dẫn đến lượng gỗ lim sota lại và được bày bán trôi nổi trên thị trường. Theo yếu tố tâm linh nếu mua nhầm những đồ gia dụng được làm từ gỗ lim này sẽ không tốt cho người dùng.
  • Ưu điểm và nhược điểm của gỗ lim
    • Ưu điểm
      • Đường vân gỗ lim dạng xoắn, cực kỳ đẹp mắt. Gỗ sở hữu màu nâu hoặc nâu sẫm và chuyển sang đen nếu ngâm dưới bùn.
      • Gỗ lim có độ bền cao, chống mối mọt và chịu nước tốt, giúp sản phẩm được tạo ra bền bỉ, đẹp và có tuổi thọ cao.
      • Gỗ lim có độ co ngót thấp, ít biến dạng và dễ chế tác, giúp các nghệ nhân dễ dàng tạo ra những sản phẩm đẹp mắt
  • Nhược điểm
    • Gỗ lim có giá thành khá cao so với các loại gỗ khác, do đó không phải ai cũng có thể tiếp cận và sử dụng sản phẩm từ gỗ lim.
    • Khi đánh bóng, gỗ lim có thể tạo ra mùi khó chịu, gây kích ứng đối với một số người nhạy cảm.
    • Khó khắc và tạo hình, đòi hỏi sự khéo léo và tay nghề cao của các nghệ nhân.
  • Ứng dụng của gỗ lim
    • Gỗ lim được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật chế tác đồ gỗ cao cấp như bàn ghế, tủ, giá sách, tranh đục, đồ trang trí nội thất, ốp tường và cửa sổ. Ngoài ra, gỗ lim còn được sử dụng trong sản xuất những sản phẩm đòi hỏi tính chịu lực, chịu nước như tàu thuyền, cầu đường, cột điện, đường sắt, ván ép,…

2.3 Gỗ Sến

  • Gỗ sến là một loại gỗ quý có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới, chủ yếu ở Đông Nam Á và châu Phi. Đây là loại gỗ được đánh giá cao về tính chất cơ học, tính năng lượng và tính chống ăn mòn, có khả năng bền đẹp và có sức chịu tải cao. Gỗ sến có màu nâu sẫm đến đen, có độ sáng bóng tự nhiên và đường vân gỗ rõ ràng, tạo nên vẻ đẹp sang trọng và độc đáo.
  • Gỗ sến thuộc cây gỗ lớn, có thể cao đến 30m, 35m. Lá sến hình trứng ngược hoặc hình bầu dục dài, có chiều dài từ 6cm đến 16cm, rộng từ 2cm đến 6cm. Hoa có tràng màu vàng và nở từ tháng 1 đến tháng 3. Mùa ra quả bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 12.
  • Gỗ sến có màu nâu, cứng, chịu được cường độ lực lớn nên được dùng nhiều trong sản xuất nội thất (bàn ghế, tủ đồ, …), phản, sập gỗ, cột nhà. Gỗ có đường vân đẹp, tinh tế nhưng cứng nên gặp khó khăn trong việc chế biến. Nhưng chính sự quý hiếm đó đã mang lại giá trị kinh tế cao cũng như vẻ đẹp sang trọng cho các đồ dùng.
  • Bên cạnh đó, các bộ phận như hoa, vỏ cây có tác dụng chữa bệnh. Vỏ có vị chát, giúp thu liễm trừ ly. Hoa dùng làm thuốc hạ sốt, trợ tim. Vỏ sến dùng để ngăn hoặc làm chậm sự lên men của đường thốt nốt.
  • Các loại gỗ sến: Gỗ sến gồm nhiều loại khác nhau như sến mật, sến trắng, sến giũa, sến cát, sến năm ngón… nhưng nổi bật có 3 loại:
    • Sến mủ
      • Đây là một chi họ của gỗ sến, được xếp ngang độ quý hiếm với đinh hương. Sến mủ có ít dác lõi phân biệt, có màu vàng nhạt và sẽ chuyển sang màu vàng sậm hoặc đỏ nhạt nếu để lâu theo thời gian. Gỗ sến mủ khá chắc và nặng thường mọc ở các tỉnh phía Nam như Gia Lai, Khánh Hòa, Tây Ninh, Kiên Giang… Ngoài ra, sến mủ còn phân bố ở Thái Lan, Campuchia…
    • Sến đỏ
      • Sến đỏ thuộc cây gỗ lớn, cao đến 30cm. Cây mọc trong rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, có hoa từ tháng 1 đến tháng 2 và mùa quả từ tháng 3 đến tháng 5. Gỗ có vân đẹp, màu đỏ nâu, cứng. Gỗ sến đỏ chịu được cường độ lực lớn có thể chế biến thành nhiều sản phẩm sang trọng và có giá trị kinh tế cao.
    • Sến mật
      • Sến mật có thể cao từ 30m đến 35m với phiến lá rộng. Gỗ màu đỏ nâu, cứng nhưng dễ nẻ và khó gia công. Những đồ trang trí nội thất cao cấp được làm từ gỗ sến mật như phản, sập, cột nhà… không chỉ khiến không gian trở nên giàu có, cổ kính mà còn khẳng định giá trị đẳng cấp của chủ nhân. Hạt sến mật chứa 30% – 35% dầu béo dùng để ăn hoặc dùng trong công nghiệp. Lá có thể nấu thành cao chữa bỏng hiệu quả.
  • Ưu điểm và nhược điểm của gỗ sến
    • Ưu điểm
      • Gỗ sến có độ bền cao, chịu được tải trọng lớn và ít bị cong vênh hay nứt gãy.
      • Với màu sắc và đường vân gỗ độc đáo, gỗ sến rất phù hợp để chế tạo nội thất cao cấp.
      • Gỗ sến có khả năng chống mối mọt, chống ăn mòn và chịu được thời tiết khắc nghiệt.
    • Nhược điểm
      • Gỗ sến là loại gỗ quý, có nguồn gốc hạn chế và giá thành cao.
      • Khó khăn trong việc xử lý và gia công do gỗ sến có độ cứng và độ rắn cao hơn so với các loại gỗ khác.
      • Do đặc tính của nó, gỗ sến cần phải được chăm sóc và bảo quản đúng cách để giữ được độ bền và sắc nét của nó.
  • Ứng dụng của gỗ sến
    • Gỗ sến được sử dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc, đặc biệt là trong việc sản xuất nội thất cao cấp như ghế, bàn, tủ, giường và các vật dụng trang trí. Ngoài ra, gỗ sến còn được sử dụng để chế tạo các công cụ cầm tay, như vợt tennis, gậy đánh golf và các loại đồ chơi gỗ.

2.4 Gỗ Táu

  • Gỗ Táu là loại gỗ có tên khoa học là Hopea odorata, còn được gọi là gỗ đỏ, gỗ nâu. Gỗ táu có mùi thơm đặc trưng và là loại gỗ quý hiếm, được tìm thấy chủ yếu ở vùng Đông Nam Á. Cây táu gỗ tứ thiết thuộc thực vật hạt kín, có hoa, thuộc chi táu, họ dầu và bộ bông. Mỗi cây cao từ 30m đến 35m. Thân cây tròn, to, thẳng đứng, khi cây có tuổi thọ càng cao thì thân càng sần sùi, xù xì. Vỏ cây màu xám. Lá táu có độ dài từ 15cm đến 20cm, rộng 5cm đến 6cm. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông.
  • Táu là loài cây ưa sáng nên phát triển tương đối chậm ở tầng rừng cao. Cây ra hoa vào mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8 và kết quả vào mùa động. Cây gỗ táu phát triển rải rác ở khắp mọi nơi nhưng phân bố chủ yếu tại các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…Cây có tuổi thọ khá cao và cây táu cao tuổi nhất Việt Nam có tuổi thọ là 2.100 tuổi được trồng ở Việt Trì – Phú Thọ.
  • Các loại gỗ táu 
    • Táu mặt quỷ
      • Cây có tên khoa học là Hopea mollissima, còn được biết đến với tên gọi là gù táu, sao mặt quỷ. Cây thuộc chi Sao.
    • Táu nước
      • Tên khoa học của nó là Vatica subglabra/ Vatica philastreana, thuộc chi Táu. Táu nước có tên gọi khác là táu xanh, táu muối gần nhẵn.
    • Táu muối
      • Cây có tên khoa học là Vatica odorata/ Synaptea odorato/ Vatica faginea thuộc chi Táu. Táu muối còn có tên gọi khác là táu mật, làu táu trắng, làu táu vàng, làu táu xanh; táu trắng.
    • Khi mới khai thác, gỗ táu có màu nâu nhạt và sẽ chuyển sang màu xám đen nếu để lâu ngày. Thân gỗ rất cứng, thớ gỗ nhỏ, mịn. Gỗ táu có mùi thơm nhẹ và vàng sử dụng lâu càng bóng, đẹp. Vân gỗ tàu hiện rõ, không bị mối mọt, cong vênh trong điều kiện thường.
    • Từ xưa, ông cha ta đã sử dụng gỗ táu để tạo nên các đồ vật quan trọng. Đặc biệt là đồ thờ cúng được làm từ chất liệu gỗ táu có tuổi thọ cao, không bị mục hay cong vênh do thời tiết. Màu sắc và vân gỗ đẹp càng tạo nên những sản phẩm bắt mắt và sang trọng. Hiện nay, gỗ táu được sử dụng trong các thiết kế và trang trí nội thất. Đồ mỹ nghệ, bàn ghế, sập, tủ được làm từ gỗ táu sở hữu tính thẩm mỹ và giá trị cao được khách hàng ưa chuộng.
  • Không phải ngẫu nhiên mà đinh, lim, sến, táu được mệnh danh là gỗ tứ thiết của Việt Nam. Chúng sở hữu những đặc điểm nổi bật cùng độ quý hiếm mà không phải loại gỗ nào cũng có được. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về 4 loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết. Chúc bạn lựa chọn sản phẩm được làm từ tứ thiết đẹp, sang và có giá trị.
  • Ưu điểm và nhược điểm của gỗ táu
    • Ưu điểm
      • Gỗ táu có độ bền cao và đặc biệt là khả năng chống mối mọt rất tốt, do đó được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất cao cấp.
      • Gỗ táu có màu nâu đỏ ấn tượng và vân gỗ đẹp, tạo ra sự sang trọng và đẳng cấp cho sản phẩm.
    • Nhược điểm
      • Giá thành của gỗ táu rất cao do là loại gỗ quý hiếm và khó tìm.
      • Do tính chất cứng và độ bền cao của gỗ táu, khi chế tác nó cũng khá khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật cao và đòi hỏi sự chuyên nghiệp của người thợ mộc.
  • Ứng dụng của gỗ táu
    • Gỗ táu được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất nội thất cao cấp như bàn ghế, giường, tủ và cả trong ngành chế tác đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.
    • Gỗ táu cũng được dùng để làm ván ép và chất liệu xây dựng trong các công trình kiến trúc.

3. Tình hình gỗ tứ thiết ở Việt Nam 

  • Hiện nay, tình hình của gỗ tứ thiết ở Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn do sự khai thác quá mức trong một số khu vực. Tuy nhiên, đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên gỗ này, đặc biệt là trong việc áp dụng các giải pháp bảo vệ và tái tạo rừng như phát triển rừng trồng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng khác thay cho gỗ tự nhiên, kiểm soát khai thác rừng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục cho người dân về tầm quan trọng của bảo vệ rừng
  • Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan trong và ngoài nước để thúc đẩy nỗ lực bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên gỗ tứ thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề vẫn còn nhiều và cần được giải quyết, nhất là trong bối cảnh nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng cao. Việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên gỗ tứ thiết không chỉ đảm bảo nguồn cung cấp gỗ bền vững cho các ngành công nghiệp mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường và duy trì nguồn lợi thiên nhiên quý báu này cho thế hệ tương lai.

4. Lời kết

  • Trên đây là bài viết tham khảo về nhóm gỗ Tứ thiết bao gồm đinh, lim, sến và táu của Việt Nam, đặc điểm và tính chất cũng như ưu nhược điểm của loại gỗ này. Hi vọng qua bài viết trên quý khách có thêm kiến thức bổ ích về loại gỗ tự nhiên quý hiếm này, từ đó có sự lựa chọn chính xác phù hợp với nhu cầu của bản thân.
  • Tuy nhiên, để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên gỗ, chúng ta cần phải có những biện pháp quản lý và sử dụng bền vững. Chúng ta cần cùng nhau bảo vệ rừng và sử dụng tài nguyên gỗ một cách hợp lý để đảm bảo nguồn tài nguyên này được sử dụng cho đến muôn đời sau. Mong rằng những thông về gỗ tứ thiết hữu ích với bạn đọc, hãy ghé thăm tongkhohang.com.vn để sở hữu những món nội thất ưng ý nhất nhé!
  • Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về các loại gỗ tự nhiên, hãy liên hệ đến chúng tôi qua Hotline: 0376 487 399 (Mr Tuấn) để được tư vấn cụ thể nhất.

Liên hệ ngay

 

  • Bạn có thể tìm hiểu thêm về gỗ tại chuyên mục Gỗ tự nhiên.

Xem thêm:

Gỗ Căm xe Gỗ Nu Gỗ Sưa
Gỗ Huyết rồng Gỗ Beech Gỗ Bên
Gỗ Cẩm lai Gỗ Cẩm thị xanh Gỗ Cây thị
Gỗ Chò đen Gỗ Dâu Gỗ Du sam
Gỗ Hoàng đàn Gỗ Hoàng đàn tuyết Gỗ Huỳnh đàn vàng

0/5 (0 Reviews)
Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hữu ích nhé

Bài xem nhiều

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Shop
0 items Cart
My account